Tìm kiếm
Đóng hộp tìm kiếm này.

Giải mã bí quyết thu hút 10.000 lượt cài đặt ứng dụng đầu tiên bằng TikTok

Việc phát triển một ứng dụng và đạt được 10.000 lượt cài đặt đầu tiên là một thách thức đặt ra với các nhà tiếp thị ứng dụng. Các thử nghiệm liên tục sẽ làm hao hụt ngân sách, lãng phí thời gian và không đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng một khi bạn nắm được một công thức để dự đoán và đo lường sự tăng trưởng của ứng dụng, bạn sẽ có khả năng tạo ra được hiệu quả bùng nổ. 

Trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ với bạn về cách mà Hamza Alsamraee, người sáng lập NewForm.ai, đã sử dụng Tiktok tạo ra sự bùng nổ cho sản phẩm của mình và đạt được các con số ấn tượng: hơn 1 tỷ lượt xem, giảm 48% CAC, ROAS tăng 5,6 lần và hơn 100 triệu đô la được chi tiêu cho quảng cáo. 

Bài viết này sẽ phân tích chuyên sâu về chiến lược mà Hamza sử dụng và tận dụng giải pháp Đo lường & phân bổ di động Airbridge cho chiến dịch của mình trên Tiktok. 

Hầu hết các nhà tiếp thị ứng dụng hiểu sai điều gì về TikTok?

Không có một “thủ thuật” duy nhất nào, nhưng có một quy trình mà chúng tôi áp dụng và nó đã rất hiệu quả. Tất cả phụ thuộc vào nội dung chất lượng tốt, mọi yếu tố khác đều là phụ.

Không có phong cách nội dung nào là “vàng” (chúng tôi sẽ đề cập đến các lưu ý bên dưới), chìa khóa ở đây là lặp đi lặp lại nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, hầu hết các nhóm đều thất bại trong việc này.

Hầu hết các agency và nhóm in-house đều tìm kiếm nội dung một cách sai lầm. Họ liên hệ với một nhóm người sáng tạo nội dung (UGC)/người ảnh hưởng, hoặc tệ hơn, họ thuê một agency để liên hệ với một nhóm người sáng tạo UGC một cách ngẫu nhiên. Và sẽ rất khó để tìm thấy những người sáng tạo đáng tin cậy, chất lượng cao và tiết kiệm chi phí theo cách này.

Thực tế là những người sáng tạo hiếm khi đáp ứng đúng hạn, tôi biết điều này vì tôi cũng đã từng là một người sáng tạo. Họ cũng không mở rộng quy mô hiệu quả trong khi đó một video ngắn có thể khiến thương hiệu tốn hàng nghìn đô la. Mặt khác, có rất nhiều người sáng tạo nội dung UGC giá cả phải chăng, nhưng việc tìm ra một người giỏi cũng giống như mò kim dưới đáy bể. Các thương hiệu phải sàng lọc hàng tá người chỉ để tìm một người phù hợp.

Trước đây, tôi phụ trách việc thúc đẩy tăng trưởng tại Faves, một ứng dụng đăng ký đã đạt được hơn 1 triệu lượt tải xuống. Tôi đã tận mắt chứng kiến việc tìm kiếm người sáng tạo khó khăn như thế nào – vì vậy tôi đã trở thành người sáng tạo. Cá nhân tôi đã tạo hơn 1000 video cho Faves.

Nhưng tôi cho rằng hầu hết mọi người không có thời gian (hoặc không hứng thú) để tạo hàng nghìn video. Điểm mấu chốt là phải có những người sáng tạo đáng tin cậy, có khả năng phân tích. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa Newform và các agency khác. Người sáng tạo của chúng tôi đều là nội bộ – và tất cả đều có kỹ năng phân tích (công nghệ, kỹ thuật,….).

Đây là lý do tại sao “thủ thuật” tăng trưởng lớn nhất là có một người sáng tạo nội bộ đáng tin cậy, người có thể tạo ra hàng ngàn video mỗi tháng một cách có phương pháp (cho dù thông qua chúng tôi hay là nhân viên trực tiếp). Thay vì đưa ra các bản tóm tắt nội dung cho những người sáng tạo ngẫu nhiên với các mức chất lượng khác nhau, giờ đây bạn có thể kiểm soát chất lượng nội dung và tập trung vào định vị.

Chính sự định vị này sẽ mở khóa tăng trưởng có lợi nhuận và có thể mở rộng cho ứng dụng của bạn. Nếu bạn không muốn thay đổi quá nhiều biến số, hãy tập trung vào việc xây dựng chương trình nội dung theo chương trình, đồng thời kiểm tra các giả thuyết của bạn.

Sau hàng nghìn video TikTok, bạn đã khám phá ra những thông tin bất ngờ nào để tối đa hóa ROI và giảm CPI?

Nghe có vẻ lạ, nhưng gần một nửa video hiệu quả nhất của chúng tôi đều bắt đầu bằng “Tôi ghét ___.” Giống như thuốc giảm đau bán chạy hơn vitamin, các ứng dụng thành công cũng vậy. Hãy định vị ứng dụng của bạn là một giải pháp cho vấn đề cụ thể nào đó mà người dùng đang gặp phải, thay vì chỉ nêu ra một tính năng hay ho. Kết quả sẽ nhanh chóng được cải thiện rõ rệt.

Thêm vào đó, việc sử dụng ngôi thứ nhất (“Tôi gặp vấn đề này”) hiệu quả hơn nhiều so với ngôi thứ hai (“Bạn gặp vấn đề này”). Nhân xưng “Tôi” tạo sự chân thực và gần gũi hơn với người xem.

Hiệu quả của quảng cáo Spark Ads trên TikTok so sánh với quảng cáo tùy chọn khác như thế nào?

Spark Ads hoạt động hiệu quả nhất với những nội dung đã có sẵn lượt tương tác tự nhiên – nghĩa là video đó đã thu hút người xem và có thời gian xem cao cùng chỉ số CPM (giá thầu cho mỗi lần hiển thị) thấp (vì người dùng TikTok rất thích cuộn xuống xem bình luận). Bạn sẽ thấy rằng các nhà quảng cáo ứng dụng hiệu suất cao hiếm khi sử dụng Spark Ads cho quảng cáo mới có mức độ tương tác thấp vì hiệu quả sẽ không đáng kể.

Điều này không có nghĩa là bạn nên bỏ qua Spark Ads. Trên thực tế, nhiều ứng dụng đã bùng nổ trên TikTok với hiệu ứng lan truyền nhờ Spark Ads. Tôi khuyến khích các nhà tiếp thị hãy tìm kiếm ứng dụng của họ trên TikTok và liên hệ với những nhà sáng tạo làm video có nội dung chứa ứng dụng để làm quảng cáo Spark Ads.

Vấn đề cốt lõi không chỉ nằm ở việc thu hút người dùng, mà còn ở giữ chân họ. Kể cả khi đạt được 10.000 lượt cài đặt là một thành tích đáng mừng, nhưng thách thức thực sự nằm ở việc chuyển đổi những người dùng “lướt qua” thành những người hâm mộ trung thành và cuối cùng là khách hàng trả phí.

Trên tất cả các ứng dụng, đừng chạy theo xu hướng nội dung nhất thời (âm thanh, thử thách, …). Điều này chỉ thu hút người dùng “lướt qua”. Mục tiêu là giới thiệu ứng dụng đúng với bản chất của nó để thu hút những người dùng đúng nhu cầu, trung thành, những người sẽ gắn bó lâu dài và mang lại lợi nhuận.

Nội dung “điện thoại cầm tay” hiệu quả hơn nội dung chỉ quay màn hình xanh/ghi lại màn hình. Thay vì quay video màn hình ứng dụng, hãy lồng ghép thêm các bản demo trực tiếp với điện thoại trên tay người dùng. Ví dụ như thế này:

Cuối cùng, hầu hết các chiến lược giữ chân và kiếm tiền đều bắt nguồn từ việc giới thiệu ứng dụng (onboarding). Và việc giới thiệu bắt đầu từ nội dung của bạn. Tại Newform, chúng tôi rất chú trọng vào sự phù hợp giữa “nội dung giới thiệu” với sản phẩm. Nếu nội dung đặt ra kỳ vọng không chính xác về sản phẩm, chắc chắn sẽ thất bại.

Các nhà marketing ứng dụng thường gặp khó khăn trên TikTok. Vậy những sai lầm thường gặp nhất khi marketing trên TikTok để tăng trưởng là gì?

Một vài vấn đề:

Xác định sai đối tượng với các chiến dịch cài đặt ứng dụng: Nếu bạn có một ứng dụng theo mô hình đăng ký và mục tiêu là tăng doanh thu – bạn nên tránh nhắm đến đối tượng dưới 25 tuổi. Mặc dù họ có thể mang lại các chỉ số đầu phễu (top of funnel metrics) tuyệt vời (ví dụ: CPI, CPT), nhưng khả năng chuyển đổi xuống phễu dưới của họ lại không tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đang tối ưu hóa cho sự kiện thanh toán, thì đây sẽ là đối tượng phù hợp.

Đặt mục tiêu quá hẹp: Thuật toán của TikTok hiểu biết hơn 99% người mua quảng cáo. Tôi chỉ thấy một vài trường hợp rất hiếm hoi về việc đặt mục tiêu một cách hạn chế mà vẫn hoạt động hiệu quả. Vậy nên đối với hầu hết các ứng dụng, chỉ cần mở rộng mục tiêu.

Lưu ý của Airbridge: Tối ưu hóa đăng ký ứng dụng bằng phân tích phễu (funnel analytics). Phân bổ lại ngân sách quảng cáo hoặc tối ưu hóa phễu đăng ký bằng cách xem chi tiết tỷ lệ thoát kênh/chiến dịch/sáng tạo/quốc gia/thiết bị trên Cài đặt, Đăng ký, Bảng phí, Dùng thử miễn phí, Đăng ký, Bước thanh toán thứ 2/ thứ 3, ….

Chi tiêu quá nhiều tiền cho Android hoặc các nước T2: Cơ hội lớn nhất hiện nay là người dùng iOS, Hoa Kỳ. Đối với người dùng Android thì khó chuyển đổi thành khách hàng hơn mà vẫn phải chi ra một khoản tiền để thu hút tương tự như với người dùng iOS. Các nước T2 có thể  CPI rất thấp, nhưng sẽ khó mở rộng quy mô một cách có lợi nhuận do tiềm năng kiếm tiền thấp. Chúng tôi tập trung khoảng 90% chi tiêu cho người dùng iOS và hầu hết chi tiêu đó dành cho người dùng Hoa Kỳ. Các quốc gia khác có khả năng đạt được mục tiêu về lợi nhuận bao gồm Anh, Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, các nước Scandinavia, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, …

Lưu ý của  Airbridge: Khám phá thông tin chi tiết về giữ chân và kiếm tiền sau khi cài đặt. Cho dù bạn là một ứng dụng chơi game, đăng ký hay là mạng xã hội, hãy nghiên cứu sâu vào các số liệu chi tiết trong ứng dụng như ROAS / Tỷ lệ giữ chân, ARPU, CPI, Thời gian mua hàng đầu tiên, Tuổi thọ dự đoán và Giá trị trọn đời dự đoán, kênh / chiến dịch / thiết bị / cấp độ quốc gia trên bảng điều khiển Airbridge.

Airbridge – Giải pháp đo lường thống nhất cho các nhà tiếp thị ứng dụng toàn cầu

Các nhà tiếp thị ứng dụng quốc tế có thể loại bỏ các công cụ phân bổ tốn kém và chuyển sang nền tảng đo lường thống nhất của Airbridge. Dashboard siêu chi tiết & có thể tùy chỉnh của chúng tôi cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực về hành trình người dùng đa nền tảng trên thiết bị di động, web, PC và máy chơi game, từ lần nhấp chuột đầu tiên đến người dùng trung thành. Hơn 200 chỉ số, đo lường iOS, liên kết sâu, bảo vệ chống gian lận và chia sẻ dữ liệu – tất cả với mức giá trọn gói giúp tiết kiệm ngân sách tiếp thị của bạn, thay vì làm nó cạn kiệt.