Gian lận quảng cáo (Ad fraud) là gì?
Gian lận quảng cáo (ad fraud) là hoạt động gian lận tạo ra các lượt hiển thị (impression), nhấp (click) hoặc chuyển đổi (conversion) giả mạo trên quảng cáo di động với mục đích thu lại lợi ích tài chính. Thông qua nhiều cách thức và chiêu trò khác nhau, kẻ gian lừa đảo các nhà quảng cáo bằng cách làm cho họ tin rằng quảng cáo của họ đang nhận được sự chú ý và tương tác từ người dùng trong khi thực tế thì không phải như vậy.
Gian lận quảng cáo gây ra hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực phát hành ứng dụng. Hậu quả trực tiếp là gây lãng phí ngân sách vào những lượt truy cập không có thật. Điều này dẫn đến việc làm giảm tổng thể doanh thu và lợi nhuận. Hậu quả gián tiếp là gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của thương hiệu và có thể làm giảm hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trong tương lai.
Các hình thức gian lận quảng cáo phổ biến trong tiếp thị trên di động
Mặc dù có nhiều hình thức gian lận quảng cáo (ad fraud) khác nhau trong ngành tiếp thị trên di động. Tuy nhiên, sẽ có một số hình thức phổ biến. Khi bạn nắm bắt được những hình thức này sẽ giúp giảm bạn loại/ lọc hoặc ngăn chặn để giảm thiểu rủi ro cho chiến dịch quảng cáo của bạn.
Gian lận lượt click (Click spamming)
Gian lận lượt click (click spamming), hay còn được gọi là “bom click”, là thuật ngữ đề cập đến hình thức gian lận sử dụng bot để tạo ra những lượt click giả mạo cho quảng cáo di động. Mục đích chính của hình thức gian lận này là làm thay đổi dữ liệu ghi nhận của quảng cáo, tăng số lượt nhấp chuột và lượt truy cập gian lận, từ đó tăng ghi nhận doanh thu cho đối tượng/kênh gian lận. Hình thức này trực tiếp gây tổn thất ngân sách marketing của nhà quảng cáo và đẩy giá bid của 1 từ khóa cụ thể lên.
Chèn click giả (Click injection)
Chèn click giả (click injection) là một hình thức gian lận liên quan đến phần mềm hay mã độc để tạo ra những lượt click giả mạo. Hình thức gian lận này thường được sử dụng bởi những kẻ gian lận là những bên có quyền kiểm soát hoặc các bên sản xuất, phát hành những ứng dụng đã được chứa mã độc. Khi người dùng tải ứng dụng đã chứa mã độc về máy. Ứng dụng chứa mã độc sẽ lợi dụng các lỗ hổng trong hệ điều hành của thiết bị và cài đặt mã độc. Từ đó, tạo ra các lượt click giả từ thiết bị thật của người dùng.
Hình thức này làm giảm doanh thu từ quảng cáo của những nhà phát hành ứng dụng hợp pháp và tăng ghi nhận doanh thu cho những nhà quảng cáo gian lận.
Giả mạo SDK (SDK Spoofing)
Giả mạo SDK (SDK spoofing) là thủ đoạn gian lận mà kẻ gian sử dụng dữ liệu từ các thiết bị thực tế để tạo ra các lượt cài đặt ứng dụng giả mạo. Để thực hiện được hoạt động này, chúng sử dụng phần mềm độc hại được cài đặt ẩn trong ứng dụng hoặc được chèn trực tiếp vào mã SDK. Thông qua phần mềm độc hại này sẽ cho phép kẻ gian tấn công điều khiển ứng dụng hoặc SDK, từ đó truy xuất vào những dữ liệu và chức năng bên trong mà thông thường sẽ không thể tiếp cận được.
Giả mạo SDK là một hình thức lừa đảo tinh vi, khó phát hiện vì kẻ gian sử dụng các SDK hợp pháp và mô phỏng được hành vi người dùng thực. Hậu quả là ngân sách quảng cáo bị tiêu tốn mà không tạo ra bất kỳ giá trị thực sự nào.
Gian lận bằng chế độ phân giải hình ảnh (Pixel Stuffing)
Để thực hiện gian lận thông qua hình thức Phân giải hình ảnh (pixel Stuffing), kẻ lừa đảo sẽ hiển thị một loạt quảng cáo trong một khung hình có kích thước chỉ là 1×1 pixel. Kỹ thuật này khiến các quảng cáo trở nên vô hình với mắt người dùng, nhưng vẫn được tính là đã được hiển thị trong báo cáo. Hậu quả là, dù quảng cáo đã được phân phối, thì các chiến dịch quảng cáo vẫn không đem lại bất kỳ kết quả nào cho nhà quảng cáo vì người dùng không thực sự nhìn thấy chúng.
Xếp chồng quảng cáo (Ad Stacking)
Xếp chồng quảng cáo (ad stacking) là loại hình đặt nhiều quảng cáo xếp chồng lên nhau trong một ứng dụng hoặc trang web di động. Thủ thuật này được sử dụng để tăng số lần hiển thị và tỷ lệ nhấp chuột ảo cho quảng cáo, khiến chúng trông như đã được xem hoặc nhấp chuột nhiều lần hơn so với thực tế và làm tăng doanh thu ảo.
Gian lận đặt lại ID thiết bị (Device ID reset)
Gian lận đặt lại ID thiết bị (device ID reset fraud) là hoạt động của kẻ gian lận đặt lại định danh cho một thiết bị di động bị đánh cắp hoặc tấn công để làm cho nó trông như một thiết bị mới. Mục đích của việc này là né tránh các hệ thống chống gian lận dựa trên ID thiết bị (ID device), cho phép kẻ gian thực hiện các hoạt động phi pháp một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, Gian lận đặt lại ID thiết bị (device ID reset fraud) còn được sử dụng để nhằm mục đích thực hiện các hành vi như nhấp quảng cáo, cài đặt hoặc mua sắm trong ứng dụng một cách trái phép.
Trùng lặp địa chỉ IP (Duplicate IP)
Trong gian lận quảng cáo, Trùng lặp địa chỉ IP (duplicate IP) là một hình thức lừa đảo mà trong đó một cá nhân hoặc một đội nhóm tạo ra nhiều lượt cài đặt ứng dụng từ cùng một địa chỉ IP trong một khoảng thời gian ngắn. Cơ chế hoạt động của gian lận Trùng lặp IP (duplicate IP) diễn ra bằng cách sử dụng phần mềm hoặc bot tự động để tạo đánh giá, xếp hạng và tương tác ảo trên một ứng dụng, kiến nó trở nên phổ biến hơn so với thực tế.
Làm thế nào để bảo vệ mình khỏi gian lận quảng cáo (Ad Fraud)
Để bảo vệ chính mình khỏi gian lận quảng cáo, việc thiết lập một chiến lược bảo vệ đa tầng là điều cần thiết. Đầu tiên, bạn cần xác định các hành vi “bình thường” của người dùng để phát hiện những hoạt động không bình thường. Sau đó, dựa trên tiêu chuẩn này, bạn có thể theo dõi dữ liệu của mình và đưa các tên miền và địa chỉ IP đáng ngờ vào danh sách đen, đồng thời thêm các nhà xuất bản và mạng quảng cáo chất lượng vào danh sách đáng tin cậy. Bạn cũng có thể sử dụng hệ thống quản lý bot và phần mềm chặn quảng cáo chứa mã độc.
Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả phòng vệ ngân sách quảng cáo, bạn nên sử dụng các công cụ chuyên dụng được thiết kế đặc biệt để chống lại gian lận quảng cáo.
Đừng lo lắng, chúng tôi có giải pháp cho bạn!
Airbridge là đối tác marketing di động được thiết kế để cung cấp cho bạn cái nhìn chính xác nhất về hiệu suất quảng cáo của bạn.
Airbridge giúp bạn theo dõi nguồn lưu lượng truy cập và hoạt động gian lận theo thời gian thực. Hệ thống này xác định các hoạt động không bình thường và theo dõi các dấu hiệu của gian lận như spam click. Airbridge cũng cho phép bạn cá nhân hóa các quy tắc phát hiện gian lận để phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn. Tóm lại, đây là một giải pháp toàn diện.
Với sự phát triển của quảng cáo di động, bạn cần luôn cảnh giác và cập nhật những tiến bộ mới nhất trong phòng ngừa và phát hiện gian lận quảng cáo. Bằng cách hợp tác với Airbridge, bạn có thể bảo vệ ngân sách quảng cáo và tối đa hóa tiềm năng marketing của mình.
Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay qua SĐT: +84 904 106 143 (Chị Hằng Nguyễn).